Hoạt động ngoài hải quân Curtiss SB2C Helldiver

Được chế tạo tại xưởng của Curtiss ở St. Louis, 900 chiếc được đặt hàng bởi Không lực Lục quân Hoa Kỳ dưới tên gọi A-25A Shrike[5]. Mười chiếc đầu tiên có cánh gập, nhưng số còn lại không có tính năng này. Nhiều thay đổi khác dễ phân biệt chiếc A-25A bao gồm bánh đáp lớn hơn, bánh đáp đuôi kiểu bánh hơi, bệ ngắm súng máy khác biệt, ống xả động cơ dài hơn và trang bị liên lạc vô tuyến theo kiểu Lục quân. Đến cuối năm 1943 khi chiếc A-25A được đưa vào hoạt động, Không lực không còn nhu cầu kiểu máy bay bổ nhào. Họ chuyển giao chiếc Shrike sang Australia, nhưng Không lực Hoàng gia Australia chỉ nhận 10 chiếc và từ chối nhận số còn lại, buộc Không lực phải gởi 410 chiếc sang lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ. A-25A được chuyển sang tiêu chuẩn SB2C-1 nhưng những chiếc SB2C-1 Thủy quân Lục chiến này không tham gia chiến đấu mà chỉ được dùng trong huấn luyện. Những chiếc A-25A còn lại chủ yếu được dùng trong huấn luyện và giả lập mục tiêu.[5]

Tình huống tương tự xảy ra cho những chiếc Helldiver phục vụ tại Anh. Có 26 chiếc máy bay được giao (trong tổng số 450 chiếc đặt hàng) cho Không lực Hải quân Hoàng gia Anh, nơi nó được gọi là Helldiver I. Sau những cuộc thử nghiệm đáng thất vọng, không có chiếc Helldiver của Anh nào được đưa ra hoạt động.[6] Sau chiến tranh, những chiếc máy bay còn lại được bán cho hải quân các nước Pháp, Ý, Hy Lạp, Bồ Đào NhaThái Lan.